Có chủ đề “Liên kết ứng phó – chia sẻ nâng cao năng lực an toàn thông tin”, sự kiện CYSEEX 2022 tập trung vào 2 nội dung chính gồm diễn tập thực chiến an toàn thông tin và diễn đàn trao đổi, tìm ra cách giải bài toán an toàn thông tin trong kỷ nguyên số.
Đáng chú ý, trong khuôn khổ sự kiện này, 6 doanh nghiệp gồm MISA, Bảo Việt, Viettel Solutions, Bravo, Sapo và FSI đã cùng nhau thành lập Liên minh an ninh thông tin CYSEEX.
Theo ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty MISA, liên minh sẽ giữ vai trò ứng cứu, hỗ trợ khi có thành viên bị tấn công hoặc xảy ra sự cố an toàn thông tin. Bên cạnh đó, CYSEEX còn là một diễn đàn để các thành viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó các sự cố về an toàn thông tin trên không gian mạng.
Khi chính thức đi vào hoạt động, Liên minh CYSEEX sẽ liên tục chia sẻ các nguy cơ về an toàn thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thành viên trong Liên minh kèm theo các giải pháp phòng ngừa, khắc phục.
Trường hợp thành viên của liên minh bị tấn công mạng hoặc gặp sự cố nghiêm trọng về an toàn thông tin mà không thể tự khắc phục, CYSEEX sẽ cử chuyên gia ứng cứu, hỗ trợ. Liên minh sẽ duy trì việc tổ chức diễn tập thực chiến hàng tháng và tổ chức hội thảo an toàn thông tin 2 năm/lần nhằm chia sẻ các kinh nghiệm thực hành cho các thành viên.
Trong phát biểu tại sự kiện CYSEEX 2022, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà tấn công mạng đe dọa tới hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và rộng lớn hơn là đe dọa tới cả quốc gia.
Theo thống kê, từ đầu năm tới nay, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 11.213 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó, có 3.930 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 1.524 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 5.759 cuộc tấn công cài mã độc (Malware).
Cũng theo đại diện Cục An toàn thông tin, quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ đã và đang tạo ra thách thức vô cùng lớn cho những người chịu trách nhiệm về an toàn thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ 1 sự cố nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng, cản trở rất lớn đến hoạt động chuyển đổi số. An toàn thông tin trở thành yếu tố then chốt, trụ cột vững chắc đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số.
Công ty MISA và các doanh nghiệp tham dự tập trận CYSEEX 2022 cũng đang chuyển đổi số mạnh mẽ cho nội bộ hoặc cung cấp các giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số cho xã hội. Cùng với đó là dữ liệu, thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng. Nếu hệ thống thông tin của doanh nghiệp chưa an toàn, đồng nghĩa với việc hàng triệu khách hàng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin từ không gian mạng.
“Vì thế, hoạt động bảo đảm an toàn thông tin phải luôn được ưu tiên thực hiện và là yếu tố không thể tách rời, cần được gắn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Việc này sẽ không chỉ mang lại những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm, dịch vụ mà còn tạo lập niềm tin cho khách hàng, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp”, ông Trần Đăng Khoa nhấn mạnh.
Khẳng định quan điểm không ai có thể một mình an toàn trên không gian mạng, ông Trần Đăng Khoa đánh giá cao việc MISA khởi xướng và cùng các doanh nghiệp viễn thông, CNTT để thành lập Liên minh CYSEEX, với mục đích chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức diễn tập và hỗ trợ ứng phó sự cố.
“Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin, Cục An toàn thông tin cam kết sẽ luôn sát cánh cùng các doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an toàn thông tin. Chúng tôi cũng sẽ đồng hành, hỗ trợ để Liên minh CYSEEX hoạt động hiệu quả, chất lượng”, đại diện Cục An toàn thông tin nói.
" alt=""/>An toàn thông tin phải được gắn với chiến lược phát triển doanh nghiệpĐể làm được điều đó, Cục Chuyển đổi số Quốc gia đã phải nghĩ ngược lại và làm khác đi. Theo Phó Cục trưởng Trần Thị Quốc Hiền, trước kia các văn bản này thường được thực hiện bởi cấp chuyên viên, lãnh đạo Cục chỉ đóng vai trò phê duyệt, góp ý. Giờ đây, để tăng tốc độ xử lý, lãnh đạo Cục sẽ trực tiếp “chấp bút” thực hiện, sau đó chuyển xuống cho các cán bộ chuyên môn cấp dưới tham mưu về chính sách, kỹ thuật đọc và cho ý kiến.
“Khi làm ngược lại, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được cải thiện rõ rệt bởi lãnh đạo Cục là người được họp trực tiếp, tiếp thu chỉ đạo từ phía lãnh đạo Bộ. Do văn bản dự thảo được gửi từ lãnh đạo Cục, cán bộ cấp dưới sẽ làm nghiêm túc, góp ý nhanh hơn, nhờ vậy công việc tốt hơn”, bà Hiền nói.
Tiếp nối câu chuyện, ông Nguyễn Khắc Lịch, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ TT&TT) cho hay, đơn vị vừa xử lý thành công việc xây dựng và trình xin ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi theo quy trình rút gọn chỉ trong vòng 3 ngày.
“Sở dĩ công việc xong nhanh vậy nhờ việc lớn được chia thành việc nhỏ. Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự phối hợp chung của nhiều đơn vị trong Bộ, vì mục tiêu chung nhằm giúp doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn”, ông Lịch nói.
Ở góc nhìn của đơn vị mình, theo TS Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, dưới chủ trương của lãnh đạo Bộ, đơn vị đã triển khai mở nhiều ngành học mới theo dạng lai ghép. Đó là ngành Fintech, lai ghép giữa công nghệ và tài chính, ngành Báo chí số, lấy công nghệ làm nền tảng để đào tạo người làm báo đa phương tiện,...
Với cách nghĩ mới, cách làm mới, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông giờ đây có dư địa phát triển lớn hơn, từ đó có thêm phương án giải bài toán nâng cao chất lượng đào tạo nhưng vẫn duy trì học phí ở mức thấp.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đề xuất cần có biện pháp để thu hút người giỏi vào bộ máy quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề nghị lãnh đạo Bộ tổ chức thêm nhiều hoạt động để ngày truyền thống ngành Bưu điện trước kia, ngành Thông tin Truyền thông hiện nay thêm nhiều ý nghĩa, trở thành ngày hội vui của người lao động trong ngành.
Những chỉ đạo mới của "tư lệnh" ngành Thông tin Truyền thông
Tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi lời chúc mừng tới toàn thể người lao động, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành nhân ngày truyền thống 28/8.
Đồng ý với các kiến nghị, đề xuất, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nên tổ chức ngày 28/8 như một ngày hội chung của ngành Thông tin Truyền thông, ngày vui của 1,5 triệu lao động và 70.000 doanh nghiệp trong ngành.
Ngày nay báo chí truyền thông và công nghệ số đều có tác động tới tất cả mọi người dân Việt Nam. Việt Nam muốn phát triển phải dựa vào ngành này. Do vậy, ngày truyền thống ngành Thông tin Truyền thông xứng đáng trở thành một ngày hội của đất nước. Bộ TT&TT sẽ cân nhắc, và có thêm những hoạt động để biến điều đó thành hiện thực.
Chỉ đạo, định hướng tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các đơn vị cần thường xuyên cung cấp số liệu về ngành để phục vụ hoạt động của các cơ sở nghiên cứu, báo chí và các tổ chức quốc tế.
Trong thời gian tới, hàng quý, các đơn vị thuộc Bộ sẽ cung cấp số liệu về lĩnh vực đang quản lý lên website của đơn vị mình. Bộ TT&TT cũng sẽ tổng hợp những dữ liệu này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ. Đây sẽ là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng để báo chí, các tổ chức, đơn vị nghiên cứu đóng góp thêm góc nhìn giúp cho sự phát triển của ngành.
Thời gian qua, sau khi ban hành một văn bản quản lý, Bộ TT&TT có thực hiện việc thu hồi, sửa đổi khi có ý kiến góp ý của người dân, doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là việc tốt bởi ai cũng có thể mắc lỗi, quan trọng là cách ứng xử trên tinh thần cầu thị và xây dựng. Các đơn vị trong Bộ TT&TT cần tiếp tục duy trì góc nhìn và cách tiếp cận này.
Đối với các nhiệm vụ lớn, lãnh đạo các đơn vị cần coi đây là di sản dành cho thế hệ sau, là cơ hội để lại dấu ấn trong sự phát triển của ngành. Bộ trưởng khuyến khích cấp trưởng các đơn vị ngày đêm trăn trở với việc này, tìm cách để lại di sản để từ đó tri thức của Bộ, của từng đơn vị trong Bộ ngày một tăng lên.
Định hướng chỉ đạo các đơn vị trong Bộ, Bộ trưởng cho biết, trí tuệ nhân tạo hiện đã qua giai đoạn khám phá, nghiên cứu và bước vào giai đoạn ứng dụng. Trong giai đoạn hiện nay, ai nhanh chân hơn trong ứng dụng AI sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.
Với bối cảnh đó, Việt Nam cần mang công nghệ AI ứng dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội để giúp đất nước phát triển. Đây là lúc AI cần được phổ cập và thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi nơi, mọi chốn, mọi công việc hàng ngày của người dân, doanh nghiệp, tổ chức nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, tạo ra giá trị mới.
Tốc độ phát triển của nền kinh tế là kết quả của phép nhân giữa tốc độ các hoạt động offline và online. Kinh tế số là chuyển nhanh một số khâu sang online. Nếu chuyển một phần các hoạt động kinh tế offline sang online thì tốc độ của nền kinh tế sẽ tăng đáng kể. Theo Bộ trưởng, đây là công thức quan trọng để các doanh nghiệp tăng tốc toàn bộ quy trình sản xuất.
"Sản xuất, tiêu thụ vẫn là vật chất, nhưng nhiều quyết định thì đã online, ví dụ như việc đưa ra quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử. Tốc độ của quyết định mua bán tăng nhanh, và vì thế tốc độ hoạt động kinh tế cũng tăng nhanh", Bộ trưởng nói.
Chia sẻ với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), Bộ trưởng cho rằng, doanh nghiệp này có thể áp dụng ngay 2 ý trên. Thứ nhất là ứng dụng AI để xử lý dữ liệu đã thu thập nhiều năm qua, từ đó phân tích, tìm ra nguyên nhân khiến chất lượng dịch vụ suy giảm tại từng khâu, từng địa bàn. Ở những nơi không hiệu quả, cần có biện pháp thay đổi chính sách kinh doanh. Nếu làm theo cách này, chỉ 3 tháng sau Vietnam Post sẽ có sự thay đổi đáng kể.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng gợi ý Tổng công ty Bưu điện Việt Nam chuyển một số khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ hoạt động offline sang online. Theo người đứng đầu ngành TT&TT, chỉ cần đưa được thêm một khâu lên online, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị này sẽ tăng tốc.